Nguyên nhân khiến nhức đầu buồn nôn là bệnh gì?

Ngày đăng 23/12/2021 11:43

Nhức đầu buồn nôn là một bệnh phổ biến và rất nhiều người mắc phải vì nhiều nguyên nhân gây khác nhau.

Nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi

Nguyên nhân khiến nhức đầu buồn nôn là bệnh gì?

Thứ nhất, do người bệnh bị rối loạn tiền đình. Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương ở khu vực tai trong, khiến người bệnh cảm thấy chóng mặt, khó kiểm soát thăng bằng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn…

nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi-1

Thứ hai, do tuần hoàn máu lên não không đủ khiến lượng oxi và dưỡng chất đi lên não bị giảm sút hoặc gián đoạn, và buồn nôn đau đầu chóng mặt chính là biểu hiện của việc thiếu máu lên não. 

Thứ ba, người bệnh có tiền sử say tàu xe. Khi tàu xe di chuyển vô tình làm cơ thể khó chịu, chưa thích nghi được với việc di chuyển đó, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn. 

nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi-2

Thứ tư, do sự thay đổi liên tục của thời tiết, lúc nóng lúc lạnh thất thường, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa gây nên triệu chứng như sốt, ho, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu chóng mặt. 

Thứ năm, do tác dụng phụ của thuốc. Thời điểm người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị có khả năng bị ảnh hưởng từ thuốc, có dấu hiệu đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn.

nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi-3

Thứ sáu, ốm nghén ở phụ nữ mang thai. Sự thay đổi bên trong cơ thể khiến cho nội tiết tố thay đổi, phụ nữ mang thai dễ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn. Nhiều phụ nữ mang thai cho biết, họ thường cảm thấy những dấu hiệu này trong những tháng đầu tiên của thai kỳ.

Mặt khác, nếu chóng mặt, nhức đầu có nguồn gốc ngoại biên sẽ có thể là biểu hiện của bệnh Meniere, viêm dây thần kinh tiền đình, dị dạng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, cận thị, viễn thị, loạn thị, gặp chấn thương vùng đầu hoặc tiền sử phẫu thuật, tổn thương dây thần kinh vùng cổ…

nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi-4

Khi người bệnh cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, người bệnh sẽ có những triệu chứng như khi đang đi và đứng cảm thấy đồ vật, khung cảnh xung quanh chao đảo liên tục, không đứng yên. Bản thân cảm thấy khó chịu, mắt không thể nhìn rõ, mất thăng bằng, giảm khả năng thính lực… Triệu chứng chóng mặt, nhức đầu tăng nặng khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc khi đột ngột đứng lên hoặc quay người. 

nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi-5

Tình trạng này thường gặp ở các đối tượng thuộc lứa tuổi trung niên, nữ gặp nhiều hơn nam giới. Nếu chóng mặt ở thể lành tính thì sẽ xuất hiện đột ngột, thường kéo dài chỉ vài giây rồi tự hết. Tuy nhiên, cũng có những cơn chóng mặt, nhức đầu xuất hiện thành chuỗi kéo dài trong vài ngày đến vài tuần, có thể chỉ xuất hiện trong vài giờ nhưng nhiều khả năng vẫn sẽ tái phát sau vài tuần, vài tháng đến vài năm. 

nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi-6

Khi cơ thể đang xảy ra nhức đầu, chóng mặt, người bệnh cần bĩnh tĩnh, không xoay đầu, nhìn xung quanh, vận động cơ thể sẽ làm triệu chứng nặng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên tìm ghế hoặc chỗ nằm nghỉ trên giường có vị trí gần nhất, cẩn thận ngồi xuống hoặc nằm thoải mái để tránh không bị té ngã, sang chấn nếu cố gắng đi lại. Có thể kết hợp với massage bấm huyệt để giảm triệu chứng.

nguyen-nhan-khien-nhuc-dau-buon-non-la-benh-gi-7

Tuy đây không phải triệu chứng bệnh nguy hiểm, đặc biệt nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng người bệnh cần chú ý, trong trường hợp nhức đầu, chóng mặt không thuyên giảm, người bệnh cần nhanh chóng gặp bác sĩ để nhận được sự tư vấn chuẩn xác.