Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý tương đối phổ biến ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới. Bệnh thường gặp ở những người làm việc với trong tư thế cổ tay bị gập nhiều hoặc rung thường xuyên. Dân văn phòng thường bị thoái hóa sớm, thậm chí từ khi còn khá trẻ.
Một trong những biến chứng của thoái hóa đốt sống cổ là gây đau kèm tê tay. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ trở thành bệnh kinh niên, gây ảnh hưởng tới công việc cũng như chất lượng cuộc sống, khiến người bệnh mất khả năng vận động của tay.
Trong nội dung dưới đây Daiviet Sport sẽ chia sẻ với các bạn về Dấu hiệu nhận biết thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay nhé.
Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay
Các đốt sống của chúng ta xếp chồng lên nhau, với đĩa đệm nằm xen kẽ giữa 2 đốt xương. Ở giữa các đốt có lỗ liên hợp để dây thần kinh đi ra. Các dây này có nhiệm vụ chi phối hoạt động ở vùng cổ, vai gáy, cánh tay, cổ tay và các ngón. Thoái hóa cột sống cổ kèm theo thoát vị đĩa đệm thường gây chèn ép các dây thần kinh tại tủy sống, gây ra triệu chứng tê tay, đau mỏi ở cổ.
Những người ngồi nhiều từ 8 – 10h, tiếp xúc thường xuyên với máy tính như nhân viên văn phòng; Học sinh, sinh viên, công nhân may ngồi nhiều dẫn tới sai tư thế; Ngủ gục trên bàn làm việc… Là đối tượng có nguy cơ cao bị thoái hóa đốt sống cổ.
Những người hay nằm sai tư thế, mang vác vật nặng một bên cũng thường bị thoái hóa nhanh do các áp lực đặt lên cột sống và hệ thần kinh.
Ngoài ra, hội chứng ổng cổ tay cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng tê tay ở nhân viên văn phòng do những áp lực bất thường lên cổ tay, khuỷu tay khi sử dụng con chuột, bàn phím. Nếu để lâu không điều trị thì người bệnh sẽ mất trương lực nắm, kẹp, dễ bị rơi đồ vật.
Triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay:
- Cánh tay, bàn tay bị đau nhức, tê rần, gây khó khăn trong hoạt đọng.
- Xuất hiện các cơn đau mỏi ở vai gáy.
Điều trị thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay
Đầu tiên các bạn cần đi khám để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, đề ra phương áp điều trị tận gốc, bao gồm cả việc thay đổi các thói quen xấu khiến bệnh hình thành và phát triển.
Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc, chủ yếu là giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, thuốc không có tác dụng điều trị khỏi bệnh mà chỉ làm giảm các triệu chứng.
Một trong những phương pháp điều trị thoái hóa cột sống phổ biện hiện nay là áp dụng triệu liệu thần kinh cột sống kết hợp với vật lý trị liệu để loại bỏ sự chèn ép, giúp phục hồi lại chức năng hoạt động của hệ thần kinh.
Người bệnh cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt để hồi phục nhanh hơn và ngăn chặn khả năng bệnh tái phát. Cụ thể:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, vận động khớp, xoay cổ tay, cổ chân.
- Sử làm việc với máy tính cần điều chỉnh độ cao của bàn, ghế cho phù hợp, để tay song song mặt bàn.
- Sau 1 – 2h làm việc nên đứng dậy, vận động nhẹ nhàng.
Khắc phục tình trạng thoái hoá đốt sống cổ gây tê tay với thiết bị vật lý trị liệu.